Trang chủ / Giáo dục / BAN VẬN ĐỘNG HIỆP HỘI KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRONG MÙA DỊCH BỆNH DO VIRUS COVID-19

 

System Manager/ 22/02/2020

“Lo âu, suy thoái nhân cách, mối quan hệ tình cảm kém, lòng tự trọng thấp, trầm cảm, kết quả học tập kém và thiếu niềm tin vào người lớn. Bạo lực cả về thể chất và tinh thần sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài với trẻ” – đây là những điều đã được các chuyên gia và các nhà giáo dục khẳng định. Câu hỏi trăn trở sau những sự việc đau lòng đã xảy ra, đó là làm thế nào để bạo lực không còn xảy ra trong các trường mầm non, nơi mà trẻ non nớt và dễ chịu tổn thương nhất?

Hội thảo khoa học với chủ đề “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc, nói không với bạo hành trẻ em” đã đưa đến những gợi ý quan trọng từ kinh nghiệm quốc tế.

Tại Đan Mạch, quyền trừng phạt trẻ em của cha mẹ và giáo viên đã bị hạn chế từ năm 1951, đến năm 1997 quyền này hoàn toàn bị cấm. Đây là thông tin được chuyên gia từ Đại học Absalon, Đan Mạch đưa ra tại Hội thảo. Quan trọng hơn cả, không chỉ dựa trên sự nghiêm khắc của pháp luật, việc chống bạo hành với trẻ xuất phát từ sự tôn trọng và quan tâm đến cảm xúc của trẻ một cách thực sự.

 

Sự tôn trọng đối với trẻ chỉ có được khi nhận thức của cha mẹ và giáo viên thay đổi. Đồng thời, quá trình đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm cung cấp cho người học đầy đủ phương pháp, kỹ năng sư phạm để tổ chức, quản lý lớp học một cách linh hoạt, dựa trên nhu cầu và đặc tính của trẻ.

Một gợi ý quan trọng để hạn chế tối đa bạo lực với trẻ là đảm bảo điều kiện làm việc cho giáo viên. Tại các nước phát triển, mỗi giáo viên mầm non chỉ phụ trách tối đa 10 học sinh. Nhưng ở hệ thống mầm non công lập của Việt Nam hiện nay, có những nơi 1 giáo viên phải phụ trách từ 20 – 30 trẻ/lớp.

Các chuyên gia cũng cho rằng, trẻ làm những gì chúng học được từ người lớn. Vì vậy, khi hành vi của chúng có vấn đề, cần phải phân tích những gì diễn ra quanh trẻ để có giải pháp điều chỉnh phù hợp thay vì trừng phạt các bé. Điều này cũng có nghĩa là cần phải thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, giáo viên với các vị phụ huynh mới có thể hỗ trợ trẻ một cách tốt nhất.

Thành phố Hồ Chí Minh chính thức công bố chính sách hỗ …

Bộ GD&ĐT đang thúc đẩy chính sách hỗ trợ các cơ sở…

XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON NÓI KHÔNG VỚI BẠO HÀNH TRẺ EM…

Liên hệ

Ms. Nguyen Hai Linh

Tel: (+84) 848201096

Facebook: facebook.com/hiephoigiaoducmamnonngoaiconglapvn

Email: banthuky@mamnonvietnam.vn

 LinkedIn:Vietnam Associatio

Bạn thấy bài viết hữu ích? Hãy cho chúng tôi phản hồi.

Vui lòng bấm vào ngôi sao để đánh giá

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Chưa có đánh giá nào cho bài viết này. Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết nhé!